• Câu nào dưới đây mô tả đúng nhất vai trò của marketing trong một doanh nghiệp?
    • Đáp án đúng là: Marketing có chức năng kết nối mọi hoạt động của doanh nghiệp với thị trường
  • Câu nào dưới đây thể hiện đúng nhất bản chất của khái niệm “mong muốn” (wants)?
    • Đáp án đúng là: Đa dạng, phong phú và luôn luôn biến đổi
  • Những công việc quản trị marketing có liên quan đến?
    • Đáp án đúng là: Lựa chọn khách hàng mục tiêu, tìm hiểu chính xác nhu cầu của họ; thiết kế chiến lược marketing định hướng khách hàng; lập kế hoạch, tổ chức thực hiện và kiểm tra các chương trình marketing.
  • Quảng cáo và xúc tiến bán là?
    • Đáp án đúng là: Công cụ của marketing.
  • “Nhu cầu có khả năng thanh toán” là?
    • Đáp án đúng là: Là nhu cầu tự nhiên và mong muốn phù hợp với khả năng chi trả.
  • “Giá trị tiêu dùng” của một sản phẩm được đánh giá bởi?
    • Đáp án đúng là: Người tiêu dùng
  • Sự thỏa mãn của người tiêu dùng đối với một sản phẩm là?
    • Đáp án đúng là: Trạng thái cảm giác khi so sánh lợi ích thu được do tiêu dùng sản phẩm với các kỳ vọng của họ.
  • Theo quan điểm marketing, “chi phí” mà người tiêu dùng phải bỏ ra là?
    • Đáp án đúng là: Số tiền để mua sản phẩm đó, chi phí trong quá trình sử dụng, chi phí hủy bỏ sản phẩm.
  • Theo quan điểm marketing, “thị trường” là?
    • Đáp án đúng là: Bao gồm các khách hàng có nhu cầu cụ thể, sẵn sàng và đủ điều kiện tham gia trao đổi để thỏa mãn nhu cầu đó.
  • Câu nào dưới đây mô tả đúng nhất về mối quan hệ giữa chức năng marketing với các bộ phận chức năng khác của doanh nghiệp?
    • Đáp án đúng là: Chức năng của marketing là tạo ra khách hàng cho doanh nghiệp, do đó nó đóng vai trò chi phối, các bộ phận chức năng khác phải thống nhất theo định hướng của marketing.
  • Mong muốn của mỗi người được hình thành dưới tác động của yếu tố nào sau đây?
    • Đáp án đúng là: Các yếu tố văn hóa, trình độ phát triển kinh tế, chính trị, xã hội…; kiến thức, sở thích, kinh nghiệm, tính cách của cá nhân…; hoàn cảnh cụ thể của cá nhân.
  • Theo quan điểm marketing, sản phẩm là?
    • Đáp án đúng là: Phương tiện thỏa mãn nhu cầu của khách hàng
  • Điều kiện để marketing ra đời là?
    • Đáp án đúng là: Có quan hệ trao đổi, trong trạng thái cạnh tranh mà một bên phải cố gắng tìm hiểu nhu cầu và thị hiếu của bên kia để thỏa mãn nó.
  • Khi muốn tạo ra một sản phẩm cụ thể, có những thông số, đặc tính, kiểu dáng, phẩm chất, chức năng… đặc thù cụ thể, với một khuôn khổ giá nhất định, nhà kinh doanh cần tìm hiểu cấp độ nào của nhu cầu?
    • Đáp án đúng là: Nhu cầu có khả năng thanh toán
  • Trong những điều kiện dưới đây, điều kiện nào không nhất thiết phải thỏa mãn mà quá trình trao đổi vẫn diễn ra?
    • Đáp án đúng là: Ít nhất một bên phải có tiền.
  • Những tác động của môi trường marketing thường đem lại cho doanh nghiệp?
    • Đáp án đúng là: Cơ hội và thách thức.
  • Nhận định nào dưới đây là sai?
    • Đáp án đúng là: Việc nghiên cứu môi trường marketing vi mô chỉ giúp doanh nghiệp điều chỉnh các giải pháp marketing trong ngắn hạn.
  • Cạnh tranh mong muốn là?
    • Đáp án đúng là: Cạnh tranh giữa các sản phẩm khác nhau thỏa mãn những nhu cầu khác nhau trên phần thu nhập cố định của khách hàng.
  • Việc nghiên cứu môi trường nào sau đây sẽ giúp người làm marketing phân tích được tác động của nhánh văn hóa tới thị trường khách hàng mục tiêu?
    • Đáp án đúng là: Môi trường văn hóa.
  • Vấn đề nào dưới đây không phải là ảnh hưởng của môi trường marketing vĩ mô?
    • Đáp án đúng là: Đối thủ cạnh tranh áp dụng chính sách giá cạnh tranh.
  • Nhận xét nào dưới đây không thuộc về môi trường chính trị, luật pháp?
    • Đáp án đúng là: Người dân thay đổi quan niệm về việc tổ chức đám cưới.
  • Sự biến đổi của các yếu tố thuộc môi trường marketing là?
    • Đáp án đúng là: Có khi nhanh, khi chậm
  • Toàn bộ hệ thống marketing của doanh nghiệp, từ thu thập thông tin về thị trường, lập kế hoạch, tổ chức thực hiện và kiểm tra marketing… chịu sự tác động của?
    • Đáp án đúng là: Môi trường marketing.
  • Nhận định nào dưới đây là sai?
    • Đáp án đúng là: Văn hóa truyền thống chỉ ảnh hưởng đến hành vi mua sản phẩm thiết yếu.
  • Môi trường nào sau đây quyết định sức mua của một khu vực thị trường?
    • Đáp án đúng là: Môi trường kinh tế.
  • Thông tin nào dưới đây không liên quan đến các yếu tố thuộc môi trường marketing vĩ mô?
    • Đáp án đúng là: Đối thủ cạnh tranh quyết định nâng giá bán.
  • Trong các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi người tiêu dùng yếu tố nào dưới đây không thuộc các yếu tố tâm lý?
    • Đáp án đúng là: Gia đình.
  • Yếu tố nào dưới đây không thuộc môi trường marketing vi mô?
    • Đáp án đúng là: Văn hoá – xã hội
  • Yếu tố nào dưới đây không thuộc môi trường marketing vĩ mô?
    • Đáp án đúng là: Đối thủ cạnh tranh.
  • Nhận định nào dưới đây là sai?
    • Đáp án đúng là: Sự hội nhập văn hóa làm cho hành vi của khách hàng trở nên giống nhau ở mọi quốc gia.
  • Các bước cơ bản thực hiện “Marketing mục tiêu” là?
    • Đáp án đúng là: Phân đoạn thị trường, lựa chọn thị trường mục tiêu, định vị thị trường.
  • Đoạn thị trường hấp dẫn là?
    • Đáp án đúng là: Đoạn thị trường thể hiện sự tương hợp giữa khả năng, chiến lược, mục tiêu của doanh nghiêp với quy mô thị trường và mức độ cạnh tranh trên đoạn thị trường đó.
  • Đoạn thị trường có hiệu quả là?
    • Đáp án đúng là: Một nhóm khách hàng mà doanh nghiêp có khả năng đáp ứng được nhu cầu và ước muốn của họ, đồng thời có đủ số lượng lớn để tạo ra khối lượng tiền thu lớn hơn khối lượng tiền chi cho những nỗ lực kinh doanh của doanh nghiêp.
  • Định nghĩa thị trường mục tiêu là?
    • Đáp án đúng là: Thị trường mục tiêu là thi trường bao gồm những khách hàng có cùng nhu cầu hoặc ước muốn một hoặc vài đoạn thị trường mà doanh nghiêp có khả năng đáp ứng, đồng thời các hoạt động Marketing của doanh nghiêp có thể tạo ưu thế so với đối thủ cạnh tranh đạt được mục tiêu kinh doanh đã định.
  • Thực chất của Marketing mục tiêu chính là ?
    • Đáp án đúng là: Tập trung nỗ lực Marketing đúng thị trường, xây dựng cho doanh nghiệp và sản phẩm của doanh nghiệp một hình ảnh riêng, rõ nét, gây ấn tượng và nhất quán trên những thị trường trọng điểm, để nguồn lực của doanh nghiệp khai thác có hiệu quả nhất – thỏa mãn được nhu cầu và ước muốn của khách hàng và có khả năng cạnh tranh
  • Tên của nhóm chiến lược marketing có thể được áp dụng để phục vụ thị trường mục tiêu là?
    • Đáp án đúng là: Marketing không phân biệt; marketing phân biệt và marketing tập trung
  • Bốn cơ sở chính để phân đoạn thị trường người tiêu dùng gồm?
    • Đáp án đúng là: Địa lý, nhân khẩu học, tâm lý và hành vi
  • Hoạt động nào được liệt kê dưới đây không được coi là hoạt động trọng tâm của chiến lược định vị?
    • Đáp án đúng là: Vận động sự ủng hộ của Chính phủ.
  • Định vị thị trường là?
    • Đáp án đúng là: Định vị thị trường là thiết kế sản phẩm và hình ảnh của doanh nghiêp nhằm chiếm được vị trí đặc biệt và có giá trị trong tâm trí của khách hàng
  • Đoạn thị trường là?
    • Đáp án đúng là: Một nhóm khách hàng trong thị trường tổng thể có đòi hỏi (phản ứng) như nhau đối với cùng một tập hợp các kích thích Marketing.
  • Nhóm những yêu cầu cơ bản của phân đoạn thị trường là?
    • Đáp án đúng là: Đo lường được, có quy mô đủ lớn, có thể phân biệt được và có tính khả thi.
  • Cầu của doanh nghiệp là?
    • Đáp án đúng là: Là phần cầu của thị trường thuộc về doanh nghiệp
  • Khi đánh giá mức độ hấp dẫn của thị trường Marketing dựa vào nhóm tiêu chuẩn nào được liệt kê dưới đây?
    • Đáp án đúng là: Quy mô và mức độ tăng trưởng của đoạn thị trường; mức độ hấp dẫn về cơ cấu thị trường; các mục tiêu và khả năng của doanh nghiệp.
  • “Phân đoạn thị trường” là quá trình?
    • Đáp án đúng là: Phân chia thị trường tổng thể thành các nhóm nhỏ hơn trên cơ sở những điểm khác biệt về nhu cầu, ước muốn và các đặc điểm trong hành vi.
  • Phương án nào được liệt kê dưới đây không nằm trong 5 phương án chọn thị trường mục tiêu?
    • Đáp án đúng là: Chuyên môn hóa theo thế mạnh của người cung ứng
  • Công ty xe Bus Hà Nội giảm giá vé cho những học sinh, sinh viên khi đi xe bus. Đó là việc áp dụng chiến lược?
    • Đáp án đúng là: Giá phân biệt
  • “Xung đột chiều dọc” trong kênh phân phối là?
    • Đáp án đúng là: Xung đột giữa các thành viên kênh ở các mức độ phân phối khác nhau trong kênh.
  • Các thông tin thường được thể hiện trên bao gói là?
    • Đáp án đúng là: Thông tin về sản phẩm, thông tin về phẩm chất sản phẩm, thông tin về người sản xuất.
  • Các nghiên cứu về mặt hàng gạo cho thấy là khi gạo tăng giá thì lượng cầu về gạo giảm nhẹ. Nhưng tổng doanh thu bán gạo vẫn tăng lên. Đường cầu mặt hàng gạo là đường cầu?
    • Đáp án đúng là: Ít co giãn theo giá.
  • Các sản phẩm mà khi mua khách hàng luôn so sánh về chất lượng, giá cả, kiểu dáng … được gọi là sản phẩm?
    • Đáp án đúng là: Mua có lựa chọn.
  • Đường cầu về một sản phẩm?
    • Đáp án đúng là: Phản ánh mối quan hệ giữa giá bán và lượng cầu và thường có chiều dốc xuống.
  • Chiến lược “cải tiến đa dạng hóa mẫu mã sản phẩm” thường được áp dụng trong giai đoạn nào trong chu kì sống của sản phẩm?
    • Phương án đúng là: Bão hoà
  • Định nghĩa nào về danh mục sản phẩm sau đây đúng nhất?
    • Đáp án đúng là: Là danh sách đầy đủ của tất cả các sản phẩm đem bán của một công ty.
  • Bao gói tốt có thể là?
    • Đáp án đúng là: Bảo vệ sản phẩm, khuếch trương sản phẩm, tự bán được sản phẩm.
  • Giá bán lẻ 1kg bột giặt X là 14.000VND/1kg nhưng nếu khách hàng mua từ 6kg trở lên thì tính ra chỉ phải thanh toán 12.000VND/1kg. Doanh nghiệp bán sản phẩm X đang thực hiện chính sách?
    • Đáp án đúng là: Chiết khấu do mua số lượng nhiều.
  • Một doanh nghiệp muốn nâng cao khả năng cạnh tranh trên những vùng thị trường xa nơi sản xuất, cách tiếp cận xác định giá nào sau đây tỏ ra không hiệu quả nhất?
    • Đáp án đúng là: Giá tại thời điểm giao hàng.
  • Trong trường hợp nào sau đây thì doanh nghiệp nên chủ động tăng giá?
    • Đáp án đúng là: Cầu quá mức.
  • Thứ tự đúng của các giai đoạn trong chu kì sống của sản phẩm là?
    • Đáp án đúng là: Giới thiệu sản phẩm ra thị trường, phát triển, chín muồi, suy thoái.
  • Hệ thống kênh liên kết dọc có đặc trưng là?
    • Đáp án đúng là: Các thành viên kênh hiểu biết lẫn nhau, phối hợp hoạt động với nhau.
  • Phương án nào dưới đây không phải là chức năng của các trung gian trong kênh phân phối?
    • Đáp án đúng là: Phân đoạn thị trường và lựa chọn thị trường mục tiêu cho sản phẩm của nhà sản xuất.
Bình luận của bạn




    NHẬN BÁO GIÁ NHANH
    Viber Chat
     
    Zalo Chat
     
    0905567028